Chuyện cũ làng quê – P24: Chỉ vì trùng tên
Chú tôi hay kể chuyện cổ tích. Nhà tôi bên cạnh nhà chú. Hôm đó trời mưa cả ngày, buổi tối chú tôi rảnh việc, cũng là ngày chủ nhật, bọn tôi được nghỉ học. Tôi rủ chị Liên và hai bạn Biền, thực đến nhà nghe chú kể chuyện, chú tôi nhận lời và bảo:
-
Hôm nay chú không kể chuyện cổ tích mà kể câu
chuyện gần đây, cũng chỉ trên chục năm thôi. Lúc đó mấy đứa bay còn nhỏ, chưa
biết chi. Chuyện có thật. Chẳng chuyện đâu lạ, mà là chuyện anh rể tao.
Chuyện rằng:
Vào giữa năm tân tị
(1931), sau khi Xô Viết Nghệ Tĩnh thất bại, bọn Pháp và bè lũ tay sai điên cuồng
bắt bớ lung tung, có anh ngốc nghếch, chẳng biết chính trị là gì, chúng cho là
khéo đóng kịch, bị đem về Vinh tra tấn rồi đem vào tận ngục KomTum. Cuối cùng
chúng biết đó là con người khù khờ thật sự, mới trả về quê. Về nhà được bà con
tặng ba chữ: "Tù chính trị”, nghe cũng oai oai.
Năm ấy ở làng Kẻ Mơ
làng My Sơn có ông Nguyễn Dương, là dượng của các cháu đó, vào loại khá giả, có
nuôi một vị gia sư là Trần Hạp để cho các con học chữ Quốc Ngữ và chữ Hán. Ông
Dương là người hiền lành, chất phác, không làm chi cho Pháp mà cũng chẳng hoạt
động gì cho ta.
Rồi một hôm, ông Dương
không đi làm đồng, mà ngồi nhà vót tre đan rổ, rá dùng, để bà con khỏi bỏ tiền
ra mua. Ở gian ngoài thầy đồ Hạp đang ngồi giữa đám trẻ con lau nhau. Xa xa từ
ngoài cổng ai đi qua cũng nghe tao tác tiếng học bài, đang ê, a a… cá, oa …uếch
… uých. Có đứa đang đọc sách Minh đạo gia Huấn, sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung
Dung, Đại học, .v.v…có đứa đang cúi đầu mài mực mài son. Đứa nào, đứa ấy lo mà
học, nhìn cây roi của thầy mà khiếp vía.
Giữa lúc ấy, ngoài đầu
đường có tiếng nhốn nháo.Người trong nhóm nghểnh mặt lên trên bờ rào trông ra,
rồi giật thót mình ngơ ngác.Từ ngoài đường cái, chỗ gần cầu Trộ đương lúc cúc
đi vào một nhóm người. Trong đó nổi bật là tay đội mũ trắng toát, quần áo vàng
khè, người ta bảo đó là Quản Điền, một tên tay sai khét tiếng, một trong bốn
tên chống cộng sản khét tiếng ở Nghệ An, mà người ta xếp theo thứ tự: "Nhất Giản,
Nhì Phiêu, tam Điền, tứ Thế”.
Gần đến bờ ao, trông rõ
mặt một lão người Pháp, mũi ló, mắt xanh, quần áo màu vàng.Người ta bảo rằng đó
không phải lão Tây Giám binh, mà lão Tây mật thám.Tiếp thao ba người này là ba
người lính khố xanh. Đi cuối cùng là mấy tay làm chi đó của làng My Sơn.
Nghe tiếng học sinh ê –
a, lão Điền rỉ tai thằng Tây: "C’est une e1cole famille de Nguyen Duong” nghĩa
là: Đây là trường gia đình Nguyễn Dương.
Đám người trong xóm luống
cuống sững sờ, chưa biết đầu cua tai nghe thế nào. Cho đến lúc, chẳng biết ai ở
trong rào hét lên: "Tây lính về sục sạo…bà con ơi!”
Bấy giờ, mấy người mới
sực tỉnh.Sợ quá, nhiều người ùa té chạy. Trong lúc bọn Tây đã ụp vào nhà ông
Dương, đám học trò thầy Hạp vẫn học gào từng chữ, bỗng nghe tiếng giầy đi lộp cộp
ở giữa sân và tiếng xì xào của lão Tây, bọn học trò tự nhiên im bặt. Nhưng các
cu cậu vẫn hãi cái roi mây của thầy giáo Hạp, chẳng ai giám ngóc đầu ra.
Thầy Hạp đứng phắt dậy,
liếc thoáng ra sân, rồi ngồi xuống., coi như không có chuyện gì xảy ra. Biết là
bọn Tây, lính đi lục sục những người cách mạng, thầy Hạp ra hiệu cho em Trương,
một học trò ngoan nhất, học giỏi nhất, bỏ ra cửa sau.Thầy chỉ ra hiệu thôi mà
Trương biết đi đâu, làm việc gì, vì thầy đã bàn kĩ với trưng trước. Thầy vẫn cầm
roi như lúc nãy, gõ đẹt vào phản, dõng dạc:
-
Em nào, em nấy, cứ ngồi
yên mà học đi!
T
TT
Ông Nguyễn Dương thấy
Tây, lính vào nhà mình, rất lấy làm lo. Ông thường chỉ mặc quần đùi, thậm chí
đi ăn giỗ, ăn cỗ cũng quần dài vắt vai, khi sắp vào nhà người ta mới mặc quần
dài, vì tính ông tiết kiệm, sợ mặc vào bẩn, chóng rách. Thế mà hôm nay, thấy
Tây lính đến, ông lấy bộ áo quần diện nhất mặc đàng hoàng, trông ra dáng hơn thầy
Hạp nhiều.Có ngờ đâu bộ quần áo này lại phản chủ, làm hại ông, giết ông.
Lão Tây mật thám bước
vào nhà, tay Quảng Điền bước theo sau, không rời nhau nửa bước. Lão Tây nó nói
tiếng Việt:
-
Ông đồ ngồi dạy học à ?
-
Vậng ạ! Thầy Hạp đứng dậy
thưa một tiếng cộc lốc.
-
Phải chắp hai tay lại
mà thưa: Bẩm quan lớn ạ! Thầy Hạp chắp hai tay chào.
Quan điền nhìn vào nhà
trong thấy có người ăn mặc diện hơn người đang dạy học. Tự nhiên lão nói khẽ với
thằng Tây:
-
Nghe dọng nói của thầy
đồ này không ra dáng thầy học. Theo tôi nghĩ, có thể thầy đồ và ông chủ đã đổi
chỗ cho nhau ?kìa, quan lớn xem, có người đứng thập thò trong nhà kia mới là
tên Dương mà chúng ta đang cần tìm. Để tôi hỏi thử ông này xem: "Ông chủ nhà
này đi đâu hả thầy đồ?”
-
Dạ bẩm ông ta đang ngồi
đan rổ rá ở nhà trong.
-
Gọi ông ta gặp quan lớn ngay!
Thầy
Hạp vào nhà trong mời ông Dương ra.
Quản
Điền nói với lão Tây: - Tục ngữ Việt Nam có câu: "Ra đồng thì hỏi người nhà, về
nhà thì hỏi con nít”. Bây giờ ta đang ở nhà, cứ hỏi bọn con nít chắc biết.
-
Ông Quản nói đúng. Vừa nói
xong lão Tây mời em thứ nhất ra hỏi:
-
Ông nào là Nguyễn Dương?
-
Ông
này là Nguyễn Dương. Em chỉ vào nhà trong trả lời.
-
Ông nào là ông Dương?
Lão Tây hỏi em thứ hai.
-
Bẩm quan lớn! ông Dương
đang ngồi làm chi ở nhà trong.
Cứ thế đến em thứ ba,
thứ tư, thứ năm cho đến hết cả lớp, em nào cũng chỉ ông Dương ở nhà trong.Bọn
trẻ biết đâu rằng có một ông Dương nào đó mà lão Tây cần bắt.
Được thể, Quản Điền lên
nước, vỗ vào đùi mình một cái rõ to:
-
Bẩm quan lớn! tôi có
nói sai đâu. Chúng nó đổi vị trí cho nhau rồi. Chính người mặc diện, đứng thập
thò trong nhà mới là thầy đồ Nguyễn Dương, một tay cộng sản cỡ lớn , mà ta cần
bắt. Còn ông thầy đồ này chính là chủ nhà, nó là thầy đồ giả.
Thế là lão Tây ra lệnh
cho ba người lính bắt ông Nguyễn Dương ra đình để tra hỏi.Chúng đem treo ông
lên treo ở đình.Sau mất tiếng đồng hồ nắng chang chang, khát nước khô cả cổ,
xin hớp nước chúng không cho, thậm chí xin hớp nước giải cũng không được. Thế rồi
do khát nước mà ông Nguyễn Dương qua đời.
Giết một người dân vô tội,
sau khi biết giết nhầm rồi, chúng rút lui, chẳng có ý kiến chi. Chúng cho rằng:
Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Chúng lặng lẽ cụp đuôi chuyển sang vùng khác, tiếp
tục soát.
T
TT
Em Trưng chạy một mạch sang làng bên cạnh. Em chạy
thẳng ngôi nhà thầy Nguyễn Dương dạy học.
-
Em hỏi ai? Có việc chi?
Bà chủ nhà hỏi.
-
Em muốn gặp thầy Dương
có chút việc. Nhờ bà gọi…
-
Ở đây chẳng có thầy
Dương mô cả(1).
Em Trưng biết bà chủ
nhà chưa tin mình nên không gọi hộ, em đã nói nhỏ mà mật khẩu mà thầy Hạp đã
cho, bà chủ mới bằng lòng cho thầy Dương ra gặp cậu khách nhỏ.
Không đấy một phút sau
thầy Dương ra hỏi nhỏ Trưng:
-
Em gặp thầy có chuyện
chi?
-
Dạ thưa thầy? em là học
trò của thầy Hạp. Thầy Hạp cho em đến đây để cho thầy biết, hãy trốn mau lên! Bọn
tây đang sục sạo làng bên để tìm những người như thầy đó.
Nhận được tin báo, thầy
Nguyễn Dương cho học sinh nghỉ.Thầy báo với bà chủ về quê có việc. Thầy ra đò
Phuống sang sông để tránh bọn địch đang lục soát. Cũng có người nói ông Dương
bơi qua sông Lam để nhanh trốn thoát.
Tôi ngắt lời chú tôi:
-
Rứa chú có biết lúc đó
thầy Dương mần chức chi không?
-
Nghe mấy anh ở làng
Bích Triều cho biết, thầy giáo Nguyễn Dương làm bí thư mật huyện Thanh Chương.
-
Hiện nay thầy Dương ở
mô rồi chú? Chị Liên hỏi.chú chẳng biết nữa. Người cánh mạng thay đổi tên. Có
khi bây giờ thầy có tên khác rồi. Người ta nói, thầy người tận trên Cát Ngạn, tới
quê dạy học chỉ để làm cách mạng thôi.
-
Chú ơi, bọn Pháp sau đó
có đền bù chi cho ông Dương bị chết oan không?
-
Có đền cái con khỉ! Ông
Dương chưa kịp vào áo quan thì chúng đã chồm mau sang nơi khác. Ai dám đứng ra
kêu kiện mà nói đến chi đền bù, chú coi mạng người dân ta như rác rưởi đó!
(2)
(3)
Mời quý vị xem
tiếp:
(4)
1◊►-- Chuyện cũ
làng quê - P1:Chuyện cũ làng quê, nguồn tư liệu quý
(5)
2◊►-- Chuyện cũ
làng quê – P2:Lời của người viết
(6)
3◊►-- Chuyện cũ
làng quê – P3:Làng Lương Điền
(7)
4◊►-- Chuyện cũ
làng quê – P4:Làng Kẻ Sấp với truyền thuyết về ông
Địa Tiên
(8)
5◊►-- Chuyện cũ
làng quê – P5:Đường về quê
(9)
6◊►-- Chuyện cũ
làng quê – P6:Hai anh em họ Trần
(10)
7◊►-- Chuyện cũ làng quê – P7:Một lời nguyền
(11)
8◊►-- Chuyện cũ làng quê – P8:Đền Ông Nghè – Đền Vọng Khoa
(12)
9◊►-- Chuyện cũ làng quê – P9:Cụ Huyện Đặng và 3 người con trai
(13)
10◊►-- Chuyện cũ làng quê – P10:Cụ Giải Chính với cuộc treo bảng thi
Hương
(14)
11◊►-- Chuyện cũ làng quê – P11:Ông đội Cung ở đồn Lương Điền
(15)
12◊►-- Chuyện cũ làng quê – P12:Ông Đốc Mai
(16)
13◊►-- Chuyện cũ làng quê – P13:Thầy Đồ Nho cuối cùng
(17)
14◊►-- Chuyện cũ làng quê – P14:Phong trào Bình dân học vụ
(18)
15◊►-- Chuyện cũ làng quê – P15:Giành nhau Tiên chỉ Làng
(19)
16◊►-- Chuyện cũ làng quê – P16:Trù Lý Trưởng
(20)
17◊►-- Chuyện cũ làng quê – P17:Giỗ Tết ngày xưa
(21)
18◊►-- Chuyện cũ làng quê – P18:Phường sắc bùa ngày tết
(22)
19◊►-- Chuyện cũ làng quê – P19:Phường đi săn
(23)
20◊►-- Chuyện cũ làng quê – P20:Phường tranh
(24)
21◊►-- Chuyện cũ làng quê – P21:Phường kéo gỗ, hò kéo gỗ
(25)
22◊►-- Chuyện cũ làng quê – P22:Lễ tang bà nội
(26)
23◊►-- Chuyện cũ làng quê – P23:Chuyện o Sửu
(27)
24◊►-- Chuyện cũ làng quê – P24:Chỉ vì trùng tên
(28)
25◊►-- Chuyện cũ làng quê – P25:Đi phu thay em
(29)
26◊►-- Chuyện cũ làng quê – P26:Bà Cường đi kiện
(30)
27◊►-- Chuyện cũ làng quê – P27:Nạn đói thế kỷ
(31)
28◊►-- Chuyện cũ làng quê – P28:Lưu lạc
(32)
29◊►-- Chuyện cũ làng quê – P28:Nợ lúa trả đá
(33)
30◊►-- Chuyện cũ làng quê – P30:Nhút Thanh Chương
(34)
31◊►-- Chuyện cũ làng quê – P31:Quà bánh chợ Đàng
(35)
32◊►-- Chuyện cũ làng quê – P32:Nhà Hà Xóm lớn nhất làng
(36)
33◊►-- Chuyện cũ làng quê – P33:Kẻ Nhâm xóm nghèo nhất xã
(37)
(38)
Xin cảm ơn và gởi lời tri ân đến nhà văn Hồng Lam, một trong những
người con ưu tú của đất Thanh Xuân!.