Chuyện cũ làng quê – P31: Quà bánh chợ Đàng
Các cậu học sinh mỗi lần đi qua chợ Đàng đều phải hoa cả mắt vì hàng quà. Biết bao thứ làm thèm khát. Những quả dứa vàng hậy, vừa thơm, vừa đẹp, đứng cách xa hàng chục mét đã ngửi thấy mùi thơm. Những quả khế xanh có, chinh có, mới trông xâu khế đã tứa nước bọt ra rồi. Những quả mít vàng sẫm có quả nhỏ quả to, từ tổng trên làng dưới tập trung về đây, có loại mít dai, có loại mít mật, tha hồ lựa chọn. Những quả dưa hấu, trông mẫn mà như những cói nồi bù bằng đất sét nung được chở từ bãi triều đất Phuống, bên bờ sông Lam tới.
Đi
sâu vào bên trong chợ, vô khối bánh trái từ ngoài Phuống mang vào: nào bánh nếp,
bánh dày, bánh ú, bánh đúc bánh đa, nào bánh ống nhân hành(1), bánh
bèo nhân tôm, bánh mướt (bánh cuốn), bánh khoai, bánh tày, bánh sắn,…Các loại kẹo
cũng từ Phuống vào: kẹo lạc, kẹo cốm, kẹo bột,…
Những
gánh bánh, quẩy bánh, dưới đuôi quang, trên đầu mấu đòn gánh giắt lạt buộc dây
chuối, mấy bó rơm nếp với đống lá gói trên mẹt. Có người còn mang cả lá sen
khô, lá chuối thui qua lửa, lá chuối tươi, nửa nang mo cơm, cặp cơm nắm. Lúc bấy
giờ chưa ai thấy tấm giấy bóng nhựa hoặc cái dây cao su để gói buộc hàng bao giờ.
Ở
một chợ thôn quê như chợ Đàng làm chi có bún ốc, bún chả, phở, mỳ,…như các chợ
thành thị. Cả chợ chỉ có một vài nồi cháo bột, cho vào ít thịt lợn băm nhỏ, khi
múc vào bát rắc một ít bột ớt tiêu vào trên mặt, người ta quen gọi là cháo
canh. Loại cháo này thường nấu cho người ốm ăn. Người khỏe mạnh mà ăn cháo này
thì vừa ăn xong đã thấy đói rồi. Nói xin lỗi, chỉ vài lần di giải thì đã sạch bụng.
Người ta bảo, chi bằng cứ bánh ngô, bánh đúc chén rền.
Mẹ
tôi thỉnh thoảng bắt cua đồng về giã ra, nấu một nồi rêu cua đen ra chợ Đàng,
ngồi kề bên hàng bà bán bánh đúc mà bán. Bánh đúc bẻ vào bát rêu cua gọi là ăn
bánh đúc rêu cua, tuyệt diệu! Hợp khẩu vị của các bà lắm.
Một
hôm, tôi vào chợ xin tiền mua giấy. Mẹ tôi bán rêu cua bên cạnh hang bán bánh
đúc sát dãy hàng bán thịt lợn. Sau khi cho tiền mua giấy, mẹ hỏi:
-
Con
đã đói chưa? Ăn bánh đúc nha!
Tôi cũng sợ các
bà cười, học trò học trè gì mà ăn bánh giữa chợ. Song các bụng thằng bé đã xẹp
nên nhận lời của mẹ ngay:
-
Dạ!
Ăn cũng được nhưng con không ăn với rêu cua đâu. Rêu cua của mẹ bán kiếm tiền,
mà món đó ở nhà ta ăn luôn. Con cũng chẳng ăn với ruốc (mắm tôm) vì ruốc có mùn
hôi lắm, đi với bạn bè ngửi thấy mùi, chúng nó cười cho thối mũi.
-
Rứa
con thích ăn với chi? Mẹ tôi hỏi.
-
Mẹ
cho con ăn với tương vậy.
Bà
bán bánh đúc này người xóm Gành ở ngoài đất Phuống. Có lẽ đã mấy đời vào buôn
bán ở đây. Nhìn đôi quang của bà lên nước đen bóng, chiếc đòn gánh mòn cùn cụt.
Sáng sáng trên đường tới lớp học tôi hay gặp hai mẹ con bà đi chợ, gánh nhẹ
nhàng quảy nước, cô con gái mặc váy xắn cũng một gánh nặng theo sau, trông cô
có dáng đẹp của một cô gái buôn thúng bán mẹt.
Bà
có nhiều loại bánh đúc. Có loại bánh gạo chiêm, màu trăng trắng. Có loại bánh gạo
mùa, màu đỏ son non. Những chiếc bánh tròn xoe đã được lột ở bát ra, mặt bóng
nhẩy xếp hàng loạt trên mẹt trông như cái bát úp. Mẹ tôi bảo bà bán hàng:
-
Bà
cho thằng bé nhà tôi hai chiếc.
-
Thích
loại bánh mô? Mùa hay Chiêm? Đỏ hay trắng?
Bà
nhà hàng hỏi trống không.Chẳng biết hỏi ai, hỏi tôi hay mẹ tôi.
-
Dạ!
bà cho cháu loại bánh trắng ạ! Tôi trả lời thay mẹ.
Bà
nhà hàng vẫn cho hai chiếc bánh đúc vào mảnh lá chuối lót.
Bà
vẫn hỏi trống không:
-
Ăn
với chi? Rêu cua của mẹ cháu, hay ăn mắm ruốc?
-
Cháu
thích ăn với tương. Bà cho cháu ít tương. Mẹ tôi trả lời.
Bà
nghiêng hũ tương để trong thúng rót ra cái đọi đàn. Chỗ tương rót ra chỉ loang loáng
trên đọi (bát), để tương rơi rớt trên miệng hũ. Bà nhà hàng chìa ngón tay vét
quanh miệng hũ rồi đưa lên miệng hút chùn chụt. Tôi bẻ miếng bánh mỏng mảnh nhấm
nháp. Sao mà tương chấm bánh đúc mát rượi đến thế, cứ ngọt lịm. Có lẽ cũng do
cái bụng đang đói nên cảm thấy ăn ngon lành đến thế. Loáng một cái đã hết vèo
hai chiếc. Mẹ tôi bảo bà hàng bánh đúc, lấy thêm cho tôi một chiếc nữa.
Mẹ
tôi hôm đó lại không ăn bánh đúc, mà ăn bánh ngô của bà hàng bên cạnh. Mẹ tôi
nói: mẹ rất ham bánh đúc, nhưng ăn bánh đúc mau đói lắm, ăn cả chục chiếc, về đến
nhà lại đói vèo. Ăn bánh ngô no được lâu hơn mà cũng rẻ hơn. Tôi liếc nhìn sang
bên nhà hàng bán bánh ngô. Kìa, những chiếc bánh ngô vàng hoe, tròn, to, đầy tú
ụ. Giữa mỗi chiếc bánh có chỗ hõm, trông như cái rốn của bánh. Lại có bánh đắp
thêm miếng cháy vàng rộm, chắc là để đãi khách quen.
Mẹ
tôi bẻ bánh ngô ăn, cái bánh màu vàng vàng, nhai kỹ cũng bùi, càng ngọt, chẳng
phải chấm chap, chăng phải rêu, tương lôi thôi. Ấy là mẹ tôi bảo thế.
Tôi
đã làm thêm chiếc bánh đúc nữa. Mẹ tôi bảo:
-
Ăn
quà không phải như ăn cơm, chỉ ăn thèm thèm hương hoa thôi, để trưa về nhà còn
ăn cơm nữa hè!
Có
lẽ cũng vì bán rêu cua bên cạnh bà hàng
bánh đúc mà mẹ tôi về sau dường như là nghiện bánh đúc. Cứ mỗi lần ốm là thèm
bánh đúc.Được vài miếng bánh này là bệnh đỡ hơn.
Có
lần tôi theo bà nội ra chợ Đàng, bà cho ăn thứ khác. Bà hỏi: "Con trai mà ăn
bánh đúc giữa chợ bọn con gái biết được, cười cho. Cháu ăn bánh mướt (bánh cuốn)
lịch sự hơn. Xưa hơn nữa còn gọi là bánh đa ướt”.
Bà
bán bánh mướt ngồi sát gốc cây đa, có hàng ghế dài vây quanh. Một bên dựng một
tấm phên che gió.Ăn bánh mướt đơn giản, chỉ việc chấm nước mắm, thêm tý ớt.
đương ăn bà hỏi:
-
Cháu
thấy ăn bánh ướt có ngon hơn, lịch sự hơn bánh đúc?
-
Dạ,
bánh nào cũng ngon cả, nhưng ăn bánh ướt lịch sự hơn!
T
TT
Khác
với bà và mẹ, cô tôi lại thích ăn món cháo canh của bà Vư. Hàng cháo bà này ở
cuối chợ, ngay trước cửa hàng thuốc bắc thầy Liễn. Hàng cháo này khá đắt khách.
Bà vừa đến đã có nhiều người xúm lại. Họ thích ăn lúc này, cháo còn nóng, ăn
ngon hơn. Cô cháu đến đó còn sớm hơn mọi người nên được ăn trước. Múc xong
cháo, bà Vư hỏi:
-
Cháu
có sợ cay không? Có ăn được ớt không?
-
Cháu
ăn được. Ăn cháo này mà không ăn được tiêu thi kém ngon bà ạ ! Nhưng bà cho ớt
tiêu ít thôi. Tôi cũng sợ cay quá nên bảo thế.
-
Thằng
cháu của chị học hành có khác, biết trả lời, ăn nói mô vô đó, lém lắm. Bà Vư tỏ
lời khen.
Tôi chỉ ăn hết
lung bát yêu, cô tôi ăn hết bát rưỡi. Cô bảo ăn thêm tý nữa. Tôi lắc đầu, theo
cô về.
Các
cô gái quê tôi không giám lăn la ăn quà giữa chợ, sợ ăn quà vặt khó lấy chồng.
Hạn hữu có cô ăn, nhung khôn khéo lấy cái nón cụp(1)che mặt. co nên
thửa đó ai đội nón cụp thì gọi là đội để đi ăn quà.
Các
bà đi chợ hay mua bánh đa làm quà cho con, cháu. Có các loại bánh đa: bánh đa vừng,
bánh đa khê, bánh đa tráng mật. Ở chợ Đàng thường gọi bánh đa là bánh quạt, vì
từ bánh tráng phơi khô đem vào than mà quạt mới tạo nên.
T
TT
Đi
công tác xa quê hương, được ăn phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, kẹo mè xửng Huế,
bún ốc Hồ Tây, bánh lạc cu đơ ở Hương
Sơn, bánh chưng voi ở Kỳ Anh, bánh đa khế ở Bắc Giang, bánh phu thê Bình Bảng ở
Bắc Ninh, bánh gai Hải Dương, vải Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, cam Bố Hạ, dừa
Bến Tre, Sầu riêng Lái Thiêu,…Nhưng vẫn không bao giờ quên được các thứ quà
bánh ở chợ Đành quê tôi.
Mời quý vị xem tiếp:
1◊►-- Chuyện cũ làng quê - P1:Chuyện cũ làng quê,
nguồn tư liệu quý
2◊►-- Chuyện cũ làng quê – P2:Lời của người viết
3◊►-- Chuyện cũ làng quê – P3:Làng Lương Điền
4◊►-- Chuyện cũ làng quê – P4:Làng Kẻ Sấp với
truyền thuyết về ông Địa Tiên
5◊►-- Chuyện cũ làng quê – P5:Đường về quê
6◊►-- Chuyện cũ làng quê – P6:Hai anh em họ Trần
7◊►-- Chuyện cũ làng quê – P7:Một lời nguyền
8◊►-- Chuyện cũ làng quê – P8:Đền Ông Nghè – Đền
Vọng Khoa
9◊►-- Chuyện cũ làng quê – P9:Cụ Huyện Đặng và 3
người con trai
10◊►-- Chuyện cũ làng quê – P10:Cụ Giải Chính với
cuộc treo bảng thi Hương
11◊►-- Chuyện cũ làng quê – P11:Ông đội Cung ở đồn
Lương Điền
12◊►-- Chuyện cũ làng quê – P12:Ông Đốc Mai
13◊►-- Chuyện cũ làng quê – P13:Thầy Đồ Nho cuối cùng
14◊►-- Chuyện cũ làng quê – P14:Phong trào Bình dân
học vụ
15◊►-- Chuyện cũ làng quê – P15:Giành nhau Tiên chỉ
Làng
16◊►-- Chuyện cũ làng quê – P16:Trù Lý Trưởng
17◊►-- Chuyện cũ làng quê – P17:Giỗ Tết ngày xưa
18◊►-- Chuyện cũ làng quê – P18:Phường sắc bùa ngày
tết
19◊►-- Chuyện cũ làng quê – P19:Phường đi săn
20◊►-- Chuyện cũ làng quê – P20:Phường tranh
21◊►-- Chuyện cũ làng quê – P21:Phường kéo gỗ, hò kéo
gỗ
22◊►-- Chuyện cũ làng quê – P22:Lễ tang bà nội
23◊►-- Chuyện cũ làng quê – P23:Chuyện o Sửu
24◊►-- Chuyện cũ làng quê – P24:Chỉ vì trùng tên
25◊►-- Chuyện cũ làng quê – P25:Đi phu thay em
26◊►-- Chuyện cũ làng quê – P26:Bà Cường đi kiện
27◊►-- Chuyện cũ làng quê – P27:Nạn đói thế kỷ
28◊►-- Chuyện cũ làng quê – P28:Lưu lạc
29◊►-- Chuyện cũ làng quê – P28:Nợ lúa trả đá
30◊►-- Chuyện cũ làng quê – P30:Nhút Thanh Chương
31◊►-- Chuyện cũ làng quê – P31:Quà bánh chợ Đàng
32◊►-- Chuyện cũ làng quê – P32:Nhà Hà Xóm lớn nhất
làng
33◊►-- Chuyện cũ làng quê – P33:Kẻ Nhâm xóm nghèo
nhất xã
Xin cảm ơn và gởi lời tri ân đến
nhà văn Hồng Lam, một trong những người con ưu tú của đất Thanh Xuân!.
© Copyright
THANHXUAN.NET All rights reserved | Hội đồng hương Thanh Xuân - Thanh Chương -
Nghệ An | ® Thanh Xuân Online giữ bản quyền nội dung trên website này |
Email: info.thanhxuan.net@gmail.com.
Website: http://www.thanhxuan.net | Tổng phụ trách Thanh Xuân Online
: TRÍ KHÁNH