Những điều bạn nên và không nên làm sau một cuộc phỏng vấn
>Bạn nên nhớ rằng mọi việc chưa hẳn đã xong khi bạn hoàn thành một cuộc phỏng vấn. Bạn không thể ngồi thụ động chờ được cung cấp việc làm, vì vậy bạn nên xem xét những quy tắc và chiến lược sau đây trong thời gian sau cuộc phỏng vấn
Những điều bạn nên và không nên làm sau một cuộc phỏng vấn
Bạn nên nhớ rằng mọi việc
chưa hẳn đã xong khi bạn hoàn thành một cuộc phỏng vấn. Bạn không thể ngồi thụ
động chờ được cung cấp việc làm, vì vậy bạn nên xem xét những quy tắc và chiến
lược sau đây trong thời gian sau cuộc phỏng vấn:
* Nên hỏi vào cuối cuộc phỏng vấn khi nào nhà tuyển dụng có thể ra quyết
định tuyển người
Nên giữ thế tiên phong và xem việc theo dõi hậu phỏng
vấn là một phần chiến lược trong quá trình tìm việc của bạn. Theo dõi hậu phỏng
vấn tạo cho bạn lợi thế bạn cần để có thể giành được một vị trí mà nhiều đối
thủ khác đang tranh đua với bạn.
Nên thu thập chức danh và tên gọi chính xác của tất cả những người phỏng vấn
bạn. (Lý tưởng nhất là nên thu thập danh thiếp của họ).
Nên viết thư cảm ơn tới từng người phỏng vấn bạn trong vòng 2 ngày sau đó. Các
lá thư có thể giống nhau, nhưng hãy cố gắng làm cho chúng khác nhau một chút
trong trường hợp những người nhận so sánh lời lẽ trong thư của bạn.
* Không nên quên gởi thư cảm ơn ngay cả khi bạn không chắc rằng một vị trí
nào đó sẽ không thuộc về mình
Không nên quá lo lắng về thư cảm ơn viết tay so với
thư đánh máy, nhưng nên chắc chắn bạn sử dụng cách tốt nhất để thư đến được
người nhận, bằng bưu điện, e-mail hay fax tùy bạn. Và điều quan trọng là bạn
không nên để mắc lỗi chính tả trong các thư cảm ơn.
Không nên ngưng săn tìm việc làm , ngay cả khi bạn thấy tự tin rằng mình sẽ
nhận được một việc làm nào đó. Nên tiếp tục tham gia vào các cuộc phỏng vấn
khác để cố gắng tìm thêm các cơ hội.
Không nên nghiêm trọng hóa một công việc hay một cuộc phỏng vấn nào đó, sẽ có
những cơ hội khác đang chờ đợi bạn.
Không nên "đoạn tuyệt" với nhà tuyển dụng khi bạn không được họ
tuyển. Thay vào đó, nên tích cực hóa tình hình bằng yêu cầu nhà tuyển dụng giới
thiệu cho bạn các mối liên hệ khác.
Những kỹ thuật phỏng vấn như trên sẽ phần nào chứng tỏ lòng nhiệt thành và sự
thiết tha của bạn đối với một vị trí nào đó, nhưng không nên có biểu hiện như
thể bạn không còn hy vọng nào khác nữa.
Nếu bị đánh rớt, bạn phải chuẩn bị ǵ ì ở kỳ "hậu phỏng vấn”?
Thất bại trong phỏng vấn sẽ là một trong những yếu tố giúp ứng viên có thêm kinh nghiệm. Làm thế nào để các ứng viên biết được những ưu - khuyết điểm của ḿnh sau cuộc phỏng vấn?
Nhiều ứng viên có tâm trạng lo lắng khi bị nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá thấp trong cuộc phỏng vấn. Thậm chí có bạn đă xuống tinh thần trước lời từ chối của NTD. Vậy bạn nên chuẩn bị ǵ cho cuộc phỏng vấn lần sau?
T́m những điểm chưa đạt ở lần phỏng vấn trước
Tất cả NTD đều hiểu rằng thất bại là một trong những yếu tố giúp ứng viên có thêm kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn sau. Nếu bạn thành công trong cuộc phỏng vấn th́ đấy là tín hiệu đáng mừng, nhưng ngược lại khi gặp thất bại bạn cũng không nên tỏ ra chán nản. "Không ai đánh giá ḿnh tốt nhất bằng người đối diện”. Chính v́ thế, trong các cuộc phỏng vấn, NTD là người trực tiếp nhận biết từng ưu khuyết điểm của mỗi ứng viên và họ có quyền chọn lựa ứng viên theo quan điểm của họ, của công ty. Thế nhưng hầu hết các ứng viên sau khi dự phỏng vấn thường không biết ḿnh được NTD đánh giá như thế nào. Thường ứng viên cũng ngại đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng. Đây cũng là sai lầm lớn v́ ứng viên sẽ không biết được điểm nào ḿnh cần phát huy hay điểm nào phải tránh trong các kỳ phỏng vấn sau.
Chính v́ thế, công tác "hậu phỏng vấn” là điều tối cần thiết. Ông Lê Quí Đôn - Giám đốc Nhân sự Công ty Coca-Cola Việt Nam -cho biết: Để biết thêm về khả năng thật của ḿnh, sau cuộc phỏng vấn ứng viên nên chủ động hỏi NTD về kết quả của ḿnh. Nếu được, bạn có thể khai thác thêm những ưu khuyết điểm của ḿnh thông qua kết quả của NTD. C̣n ông Trần Hữu Đức - chuyên viên tư vấn nhân sự Công ty BCC - cho rằng: Việc liên hệ với NTD hỏi ưu, khuyết điểm của ḿnh sau khi dự phỏng vấn là điều tối cần thiết, v́ qua đây ứng viên có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích về kiến thức hay kỹ năng cho bản thân trong quá tŕnh dự phỏng vấn sau. Thông qua h́nh thức gọi điện trực tiếp, gởi thư, điện thoại... ứng viên tự chọn cho ḿnh cách tốt nhất để liên hệ với NTD. Thậm chí ứng viên có thể gởi thư cảm ơn NTD, mặc dù biết rằng ḿnh bị đánh rớt.
Tự tạo cơ hội cho mình
Điểm các ứng viên khi đi xin việc thường vấp phải là chỉ nộp một hồ sơ dự tuyển cho mỗi đơn vị trong khi cùng một chức danh có nhiều công ty khác nhau rao tuyển. Chính v́ thế, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội trước các NTD. Khi làm hồ sơ dự thi bạn nên sao thành nhiều bộ, sau đó gởi đến nhiều công ty khác nhau. Ông Nguyễn Xuân Thu - Giám đốc Công ty Tư vấn Xuân Vinh - cho biết: Khi ấy áp lực tâm lư của bạn sẽ giảm đi v́ bạn vẫn c̣n nhiều cơ hội quyết định thành bại của ḿnh trong các đơn vị khác nhau. Trường hợp bạn chỉ nộp đơn vào một đơn vị mà bị NTD từ chối, bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng và chẳng hy vọng một cơ hội khác. Điều này càng dễ làm cho ứng viên cảm thấy chán chường.
Tạo ra sự khác biệt giữa bản thân ứng viên với những người cùng đi xin việc là điểm gây ấn tượng mạnh cho NTD. Nhiều ứng viên khi t́m việc đều có quan niệm ḿnh là người đi bán sức lao động nên họ hay tự hạ ḿnh. Một giám đốc nhân sự công ty nước ngoài đưa ra bí quyết: Ứng viên nên xem NTD là người đang cần ḿnh. Để gây sự chú ư cho NTD, khi nộp hồ sơ ứng viên cần gởi thật sớm hoặc trễ hơn so với mọi người. Khi dự phỏng vấn, ứng viên nên chủ động đặt ra nhiều câu hỏi thay v́ chỉ biết trả lời các câu do NTD đặt ra
Hoàn thiện thêm cho bản thân mình
Trong các cuộc phỏng vấn, khả năng giao tiếp tốt, tính chân thật là yếu tố giúp NTD đánh giá cao về bạn. Đối với các công ty nước ngoài, nói xấu công ty khác cũng đồng nghĩa với sự xúc phạm. Ông Từ Minh Trị - Giám đốc Công ty Nước khoáng A-one - cho rằng: "Khi dự tuyển, ứng viên không nên chê bai các công ty ḿnh đă làm qua, mà nên tập trung t́m hiểu thật kỹ đơn vị ḿnh đang dự tuyển. Ứng viên nên mạnh dạn đưa ra những hạn chế, phương hướng phát triển cho công ty trong thời gian nhất định. Có như thế NTD mới đánh giá bạn là người có nhiệt tâm, gắn bó lâu dài với công ty”. Bà Lê Hoàng Mai - Giám đốc Nhân sự Công ty P&G - cho biết: Sau mỗi lần dự phỏng vấn, nếu ứng viên t́m thấy khuyết điểm của bản thân nên tự hoàn thiện thêm ḿnh. Khi dự phỏng vấn ứng viên nên ăn mặc chỉnh tề, đến đúng giờ. Ứng viên cũng cần tự nâng cao kiến thức của ḿnh trên các lĩnh vực chuyên môn, giao tiếp, kiến thức xă hội.
Bạn hãy rà lại nhận thức về thời kỳ thử việc
* Giai
đoạn thử việc quyết định 70% khả năng được tuyển dụng chính thức của bạn
Thử việc là giai
đoạn bản lề, góp phần quyết định sự hợp tác giữa doanh nghiệp (DN) và người lao
động (NLÐ). Nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn này
nên bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc của chính mình.
Thử việc tức là tìm sự thích nghi
Trường học và công sở là hai môi trường hoàn toàn khác nhau, cho nên giai đoạn
thử việc chính là khoảng thời gian để sinh viên vừa tốt nghiệp hòa nhập với môi
trường làm việc mới. Ðối với những người đã từng đi làm, DN cũng không bỏ qua
giai đoạn này. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Atico, lý giải: "Có thể
họ đã quen với môi trường làm việc, nhưng mỗi công ty có bản sắc riêng, đòi hỏi
NLÐ phải có sự thích nghi, hòa nhập và tạo dựng được nhũng mối quan hệ tốt, tạo
dựng được niềm tin từ lãnh đạo và đồng nghiệp". Theo một số chuyên viên
nhân sự, đây chính là giai đoạn hữu ích cho cả NLÐ và người sử dụng lao động.
NLÐ có điều kiện "tiền trạm" để có sự hiểu biết cần thiết về DN và DN
cũng dễ dàng "nhận diện" NLÐ để đi đến một sự thỏa thuận hợp tác láu
dài. Qua đó, nếu không thích nghi được, NLÐ có quyền tìm kiếm một lối đi khác
cho mình.
Ðừng đứng núi này trông núi nọ
Trong giai đoạn thử việc, vai trò của NLÐ trong DN còn khá mờ nhạt, lương bổng
và quyền lợi bị hạn chế... đó là những lý do khiến nhiều người "ngán"
giai đoạn thử việc, xem đây là chuyện không cần thiết và có tư tưởng đứng núi
này trông núi nọ, rời bỏ công ty nửa chừng. Theo bà Nguyễn Thu Giao, phụ trách
nhân sự Công ty Interflour Việt Nam, đó chính là sai lầm của NLÐ, bởi vì đa số
các DN đều áp dụng giai đoạn thử việc từ 1 đến 3 tháng đối với nhân sự mới. Do
đó, nếu người nào không kiên nhẫn thì sẽ mãi ở... giai đoạn thử việc. Trường
hợp của Lê Trọng Huy là một ví dụ. Tốt nghiệp khoa QTKD ÐH Văn Lang từ năm
2001, Huy vào làm nhân viên tiếp thị cho một công ty vi tính, một tháng sau
nhảy sang làm nhân viên phân phối hàng cho một siêu thị, sau đó làm quản lý nhà
hàng được 20 ngày. Cứ nghĩ tốt nghiệp QTKD là phải xách cặp đi đàm phán chuyện
làm ăn, Huy thất chí sinh ra thất nghiệp nửa năm trời. Qua Hội chợ Việc làm TP
vừa rồi, Huy đã có việc nhưng vẫn còn trong giai đoạn thử thách tại một công ty
may.
Nhiều NLÐ quan niệm rằng, các DN chủ động kéo dài thời gian thử việc và cố tình
thay đổi nhân sự liên tục trong giai đoạn này để giảm thiểu chi phí tiền lương.
Tại một hội thảo về việc làm, ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc Công ty
Scansia Pacific, khẳng định "Không có DN nào muốn quanh năm suốt tháng
quanh quẩn với chuyện tuyển dụng nhân sự vì chi phí rất tốn kém. DN chú trọng
khả năng thực hành của NLÐ nên thông qua giai đoạn này để kiểm chứng và đánh
giá xác thực. Ai cũng cần phải qua giai đoạn thử việc".
Làm gì
trong giai đoạn thử việc? |
|
|