Bài giảng 12 nhân duyên – thập nhị nhân duyên

12 NHÂN DUYÊN

(THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN)

Người giảng: Thầy Công

Mười hai nhân duyên như sau:

  1. Vô minh
  2. Hành
  3. Thức
  4. Danh Sắc
  5. Lục Nhập
  6. Xúc
  7. Thọ
  8. Ái
  9. Hữu
  10. Thủ
  11. Sinh
  12. Tử

Giải thích:

Vô minh: u tối, mê mờ.

Hành: vận động.

Thức: ý thức

Danh Sắc: gồm có danh và sắc

Danh: hồn, tên, vô hình…

Sắc: là thân, thân sắc

Lục Nhập: 6 căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý (căn).

Nhãn là mắt; nhĩ là tai; tỷ là mũi; thiệt là miệng

Xúc: tiếp xúc, va chạm

Thọ: hưởng (thọ lạc, thọ khổ, thọ không lạc không khổ).

(Hữu) Ái: thích, ưa thích.

(Thư) Hữu: sở hữu, muốn chiếm hữu…

Thủ: chấp giữ, cất giữ của cải vật chất…

Sinh: sinh ra nhiều chuyện, chuyện nọ chuyện kia…

Tử: diệt, chết, chuyển tiếp, chuyển kiếp… lại về cái vô minh. Đó là luân hồi (bánh xe luân hồi có 12 cửa).

TRẬN ĐỒ QUÁI

Trong trận đồ quái có 12 cửa. đây là trận đồ khó phá và bao gồm cả bát quái. Bát quái có 4 cửa phá được, còn lại là không phá được.

4 cửa có thể phá được: Vô minh; lục nhập; sanh y; thọ

Cửa 1 – Vô Minh:

Muốn phá cửa vô minh phải có chánh kiến để định cái minh, minh đã có thì vô minh triệt tiêu.

Cửa 2 – Lục Nhập:

Phải sống độc cư, ngăn ngừa 6 cái thức (nhãn thức; nhĩ thức; tỷ thức; thiệt thức; thân thức, căn thức (ý). Căn là não bộ, bộ óc con người, căn thức sẽ chỉ đạo các thức. Tu tập không để 6 thức tiếp xúc với 6 trần (mắt, thinh, hương, vị, xúc và căn (pháp).

Ví dụ:

+ Mắt phải quay vào trong không được nhìn ra ngoài.

+ Tai phải nghe vào trong, không được nghe bên ngoài.

+ Hương phải ngửi mùi bên trong thân không ngửi bên ngoài.

+ Vị hưởng vị bên trong, không nếm cái vị bên ngoài.

+ Xúc không dược cảm giác nóng lạnh, mưa gió bão bùng bên ngoài mà phải cảm nhận vào bên trong.

+ Pháp quay vào trong đừng có hướng ra ngoài.

Cửa 3 – Sanh Y:

Cắt bỏ ly gia, cát ái, trở thành không nhà cửa, không gia đình, không cha mẹ, không anh em bạn hữu (xuất gia đi tu).

Cửa 4 – Thọ:

Phải vui vẻ chấp nhận khổ đau bệnh tật, đau đớn tới tận cùng, không đi bệnh viện, không lấy thuốc gì uống, không chữa trị bằng hình thức gì. Tâm phải hân hoan, để tư duy quán xét những việc mình làm ác gây ra, ngày nay ta phải thọ khổ để không làm điều ác đó nữa. Được như vậy thì sẽ hết khổ.

Cơ thể có cơ chế tự chữa bệnh cho mình, uống thuốc làm tê liệt một số hệ thần kinh. Dùng pháp hướng tâm tắc ý đuổi bệnh đi.

ĐÀI VŨ TRỤ

Vũ trụ (trong đó có hệ mặt trời) có lỗ đen vận động rất cao, sanh diệt sanh diệt không ngừng nghỉ, va đập tạo ra cái meo.

Trái đất được sinh ra do sự kết hợp va đập của các duyên, sinh ra bụi khí và tiếp tục va đập, gom vào tạo thành cái nhân.

Từ nhân duyên kết hợp sinh và diệt, quay rất nhiều tạo ra nước, do nhân duyên quay liên tục tạo ra rong rêu, quay riết tạo ra thảo mộc,… quay liếp liên tục nữa tạo các loài chim muông, thú, cá ra đời. Con thú ăn cỏ ra đời trước.

Hệ hành tinh lại tiếp tục quay tiếp tạo động vật có vú và con người ra đời. Đây là quá trình “hóa sanh”.

Con người được sanh ra từ “hóa sanh” là con người toàn tiện. Khi con người đạt được mười (10) điều thiện thì đang ở trạng thái cõi trời (giọi là tiên, tiên là trời). Khi con người đạt được năm (5) điều thiện (ngũ giới): 1- không sát sanh (phải hiếu sinh); 2- buông xả (không tham lam); 3- phải chung thủy; 4- phải chân thật; 5- phải trí tuệ, minh mẫn (không uống rượu, chất kích thích). Nếu đạt được năm (5) giới mới là người (chơn nhơn). Nếu phạm một trong năm giới trên thì hạ xuống bậc Atula. Nếu làm toàn ác thì xuống ngạ quỷ súc sinh.

          *Đạt được tâm vô lậu bất động thanh thản, an lạc, vô sự là trạng thái của Đức Phật. tất cả các trạng thái này đều có ở trần gian, không phải đi đâu xa.

          *Kẻ ngang tàng, dạ tịch đầu (đầu đen tối, khó cải tạo) Phật tránh xa.

Nhớ câu: “Đồng Thanh tương ứng, đồng Khí tương cầu”.

ĐỨC PHẬT TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC

“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”…. “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”. [nhà khoa học Albert Einstein]

Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài.

[Một bậc tri thức theo Hồi Giáo]

Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của Đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó.

 [Giáo sư Rhys Davids]

…..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *