Nghệ nhân là gì? Nghệ nhân dân gian, ưu tú, nhân dân?

Nghệ nhân là gì? Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân?

Nghệ nhân là gì? Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân?

Nghệ nhân là gì? Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân?
Nghệ nhân là gì? Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân?

NGHỆ NHÂN LÀ GÌ?

Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc một nghề thủ công mĩ nghệ, với trình độ cao (Wikipedia).

Nghệ nhân là một trong những nhân vật quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Với vai trò của mình, nghệ nhân không chỉ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc.

 Di sản văn hóa phi vật thể góp phần tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đem đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển. Đồng thời, di sản văn hóa phi vật thể là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc của thế hệ trước, tạo tiền để để các thế hệ sau lưu giữ, tái tạo và phát triển.

Nghệ nhân dân gian là gì?

Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao cho những người có thành tích đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể, giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như dân ca Ví Giặm, Đờn ca Tài tử, Cải lương, hát Ca trù, hát Chầu văn, hát Quan Họ, hát Chèo tàu, hát Dân ca, hát Đúm, hát Then, hát Trống quân, hát bài chòi, cồng chiêng, hát múa cửa Đình, múa Ải Lao, múa bài bông…

Đây là danh hiệu nhằm tôn vinh tài năng sáng tạo, công lao giữ gìn, thực hành truyền dạy giá trị, kĩ năng, bí quyết của văn hóa – văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam).

Nghệ nhân góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

GS.TS. Lê Hồng Lý và ThS. Man Khánh Quỳnh, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nêu ý kiến nghệ nhân dân gian có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đó là, vai trò giáo dục, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ của nghệ nhân dân gian và vai trò gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

Ở vai trò giáo dục, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể, nghệ nhân dân gian là người có kinh nghiệm, trở thành “trụ cột” về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Với kinh nghiệm sống và những tri thức dân gian đang nắm giữ, cùng với cộng đồng, nghệ nhân tham gia vào công việc dạy dỗ, hướng dẫn cho thế hệ trẻ lòng tự hào và trách nhiệm về bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc.

Điều này giúp cho thế hệ trẻ có được nhận thức đúng đắn và trân trọng về loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang học tập, nắm giữ. Nghệ nhân dân gian nắm giữ “bí quyết” về việc thực hành loại hình di sản văn hóa phi vật thể nên được cộng đồng tin tưởng. Với tri thức, kĩ năng đang nắm giữ, họ miệt mài cống hiến, sáng tạo và truyền dạy những làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống… cho thế hệ trẻ bằng hình thức truyền khẩu theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Với vai trò giáo dục, truyền dạy, nghệ nhân dân gian chuyển tải cho người học có được những kiến thức, kĩ năng về các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống không bị mất đi và tiếp tục được truyền qua các thế hệ. Thế hệ trẻ học hỏi từ nghệ nhân giàu kinh nghiệm về kĩ thuật, quy trình và vật liệu… được sử dụng để tạo ra các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống.

Còn ở vai trò gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, nghệ nhân dân gian là người nắm giữ vốn tri thức dân gian, có năng lực thực hành, sáng tạo, truyền dạy các di sản văn hóa của cộng đồng; là người hiểu biết sâu sắc một hay nhiều lĩnh vực thuộc văn hóa dân gian (ca trù, chầu văn, múa bài bông, hát cửa đình…). Họ là những người cao tuổi, được cộng đồng tôn trọng là người có uy tín, tích lũy nhiều kinh nghiệm, am hiểu về những lĩnh vực văn hóa mà họ đang nắm giữ, thực hành và truyền dạy.

Ngoài ra, nghệ nhân không chỉ đóng vai trò trong việc bảo tồn mà còn trong việc phát huy di sản văn hóa phi vật thể để trở thành một lợi thế du lịch của mỗi quốc gia. Nghệ nhân có khả năng tái hiện và tái tạo những giá trị truyền thống, từ đó giúp thực hiện việc bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa của một cộng đồng. Vì vậy, sự hiện diện và công việc của nghệ nhân là cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt trong sự phát triển du lịch.

Do vậy, nghệ nhân dân gian đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy di sản văn hóa phi vật thể trở thành nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội. Nghệ nhân dân gian có thể sử dụng tri thức, kĩ năng của mình để tạo ra các sản phẩm du lịch như trình diễn văn nghệ dân gian (hát, múa…), điêu khắc, chạm khắc, nặn tò he và các sản phẩm khác liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Điều này không chỉ giúp các địa điểm du lịch trở nên đặc sắc và ấn tượng hơn, mà còn giúp du khách có thể hiểu rõ hơn về nét văn hóa của địa phương, khu vực hay quốc gia đang đến du lịch.

Nhằm nâng cao vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, GS.TS. Lê Hồng Lý và ThS. Man Khánh Quỳnh cho răng TP. Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể được quy định trong Luật Di sản văn hóa, Luật Thi đua, Khen thưởng, các luật liên quan và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân dân gian có môi trường thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ.

Ngoài ra, tăng cường tổ chức các chương trình hỗ trợ và quảng bá về nghệ thuật và di sản văn hóa. Việc khuyến khích sáng tạo và đầu tư vào các chương trình hỗ trợ và quảng bá là những cách hiệu quả để tăng cường sự phát triển của nghệ thuật và di sản văn hóa. Đây cũng là một trong những cách quan trọng để nghệ nhân có động lực, tinh thần tham gia vào quá trình bảo vệ và phát triển giá trị di sản văn hóa.

Đối tượng và TIÊU chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” là một trong những danh hiệu vinh danh nhà nước được Nhà nước tặng cho các cá nhân khi đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.

Nghệ nhân là người nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật về di sản văn hóa phi vật thể.

Căn cứ theo Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Luật Thi đua, khen thưởng 2013 sửa đổi, bổ sung và Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định đối tượng và tiêu chuẩn tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” như sau:

Đối tượng tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan.

NGHỆ NHÂN ƯU TÚ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”

Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho nghệ nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a- Các tiêu chuẩn quy định tại mục (1) và (2) nêu trên.

b- Có tài năng, kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do mình đang nắm giữ; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thể hiện ở việc nắm giữ, thực hành kỹ năng, hiểu biết, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần vào bảo vệ và làm giầu các giá trị của di sản, phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của cộng đồng địa phương.

c- Có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên.

Dự thảo nêu rõ, cá nhân được tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Cá nhân có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật khen thưởng; không ngừng hoàn thiện tri thức, kỹ năng; tích cực thực hành và tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN

Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho nghệ nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

2- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

3- Có tài năng, kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do mình đang nắm giữ; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thể hiện ở việc nắm giữ, thực hành kỹ năng, hiểu biết, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần vào bảo vệ và làm giầu các giá trị của di sản, phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước.

4- Có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Thời điểm xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố 3 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9.

Như vậy, theo quy định danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố 3 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9.

Tổng hợp: Thanh Xuân online – https://thanhxuan.net/

Tham khảo: Nghệ nhân là gì? Nghệ nhân dân gian, ưu tú, nhân dân?

  1. Nghệ nhân – ‘sợi dây’ níu giữ các yếu tố văn hóa dân gian truyền thống, tác giả Gia Huy – Trang Thủ Đô Hà Nội.
  2. Wikipedia
  3. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” – CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ – XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT.
  4. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” – Báo Điện tử Chính phủ

Mời quý vị tìm hiểu thêm về Nghệ nhân là gì? Nghệ nhân dân gian, ưu tú, Nghệ nhân nhân dân? cập nhật mới nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *