Mẫu văn cúng ngày lễ Đoan Ngọ (Đoan Dương) 5 tháng 5 Âl

Tháng Năm là Tết Đoan Dương, nhớ ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang

Mẫu văn cúng ngày lễ Đoan Ngọ (Đoan Dương) 5 tháng 5 Âl. Phần mở đầu chung cho bài văn khấn trong các ngày lễ. Đối với bàn thờ Gia Thần và Gia Tiên riêng biệt thì khấn Gia Thần trước, Gia Tiên sau. Nếu thờ gia thần và gia tiên chung 1 bát hương (bát nhang) thì khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.

Tháng Năm là Tết Đoan Dương, nhớ ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang
Tháng Năm là Tết Đoan Dương, nhớ ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang

MẪU VĂN CÚNG TRONG CÁC NGÀY LỄ TIẾT – LỄ ĐOAN NGỌ (ĐOAN DƯƠNG)

Mẫu văn khấn bằng âm Hán:

Duy!

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đệ ..….niên, tuế thứ….., …… nguyệt, …..nhật, …..tỉnh (Thành phố thuộc Trung ương), ..…huyện (thị xã), …..xã (phường, thị trấn), …..thôn (khu phố, ấp).

Tín chủ: ……

Cung thừa mẫu mệnh (cha chết, mẹ đang còn sống) cập chư thúc mệnh, hiệp dữ bào đệ, tỷ muội, nội, ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng đồng gia kính bái (xướng những ai đang có mặt trong lúc hành lễ).

Tư nhân … chi tiết.

Cẩn dĩ: … đẳng vật ch nghi, cung trần bạc tế.

Kính thỉnh: Bản gia đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản đường tiên thánh, tiên sư, bản viên thổ công, bản gia ngũ tự gia thần đồng lai giám cánh.

Kính thỉnh:

Hiển: …

Hiển: …

Hiển: …

Liệt vị chư tiên linh.

Kính kỵ: tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cập chư phụ vị, thương vong tòng tự, đồng lai hâm hưởng.

Tọa tiền viết:

Hạ thiên tiết thuộc;

Đoan ngọ phục lâm;

Cung trần lễ số;

Nguyện giám đan thần;

Chư tai tống khứ;

Bách phúc trùng lâm.

Cẩn cáo.

MẪU VĂN KHẤN BẰNG ÂM VIỆT:

Hôm nay!

Ngày … tháng … năm …

Tức là năm thứ…..Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại: Thôn … xã … huyện … tỉnh …

Tín chủ là: …

vâng lệnh mẹ và các chú cùng với chị ruột, anh rể và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại toàn gia kính bái (xướng những ai đang có mặt trong lúc hành lễ).

Nay nhân ngày lễ: Đoan Ngọ

Kính cẩn sắm một lễ vật gồm: …

(lưu ý có món gì trên bàn thờ thì xứng món đó)

Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công (bản địa, thổ công), liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

  • Hiển: Tiên tổ khảo….., tiên tổ tỷ…. họ … (bậc trên kỵ hay can).
  • Hiển: Tằng tổ khảo: …, tằng tổ tỷ: … (bậc cụ hay cố)
  • Hiển: Tổ khảo (ông): …, tổ tỷ (bà): ….
  • Hiển: khảo (cha): …
  • Hiển: bá (bác): …
  • Hiển: thúc (chú): …
  • Hiển: Cô (O): …

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Hạ thiên tiết thuộc;

Đoan ngọ phục lâm;

Cung trần lễ số;

Nguyện giám đan thần;

Chư tai tống khứ;

Bách phúc trùng lâm.

Cẩn cáo.

Chú ý: nếu thờ gia thần riêng thì tách riêng ra: thờ gia thần đọc từ đầu đến hết ……….. đồng lai giám cách rồi đến Tọa tiền viết: … (theo nội dung từng lễ)

Tham khảo thêm chi tiết:

VĂN CÚNG TRONG CÁC NGÀY LỄ TIẾT

Các ngày lễ tiết trong năm

  1. Lễ chạp (Tạ long mạch, rước gia tiên về nhà hoặc về từ đường
  2. Lễ trừ tịch hay tuế trừ (ngày 30 tết)
  3. Lễ giao thừa (lúc 0 giờ ngày 1/1)
  4. Lễ nguyên đán (này mồng một tết)
  5. Lễ tạ (lễ hóa vàng, kết thúc lễ tết)
  6. Lễ thượng nguyên (rằm tháng giêng – 15/1)
  7. Lễ thanh minh (theo ngày tiết thanh minh tháng 3 )
  8. Lễ tảo mộ trong tiết thanh minh
  9. Lễ đoan ngọ (ngày mùng 5 tháng 5)
  10. Lễ trung nguyên (ngày 15 tháng 7)
  11. Lễ kỳ yên (lễ trọng xuân, lễ trọng thu)
  12. Lễ sóc (ngày mồng một hàng tháng)
  13. Lễ vọng (ngày rằm hàng tháng)
  14. Lễ Táo quân  (ngày 23 tháng chạp)

Ghi chú: nếu quý vị có copy bài để đưa lên trang: website, blog, facebook,  google + (google plus)…. xin vui lòng ghi chú: theo nguồn www.thanhxuan.net , xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *