Dược liệu trong cây Hương chữa bệnh gì và công dụng gì?

Dược liệu trong cây Hương chữa bệnh gì và công dụng gì? Cây Hương hay còn giọi là hắc hương, xương quạt (người dân giọi là hương bài), hương lâu, huệ  rừng, cây rễ hương, lâm nữ, cây bả chuột… Là một loài thực vật có hoa trong họ Thích Diệp Lục.

Dược liệu trong rễ cây Hương Bài

1. Đặc điểm cây Hương (bài)

Tên khoa học là Dianella ensifolia, thuộc họ lúa, lưỡi đòng, cát cánh lan, san gian lan. Hình dáng cây nhìn giống cỗ bài (Hương bài). Đây là loài cỏ  có tính dược (cây thuốc nam), cao khoảng 50 – 100 cm. Rễ chùm nằm ngang. Lá mọc so le từ trong thân xòe ra như chiếc quạt. Lá có hình mác dài khoảng 40 – 70 cm, rộng khoảng 1.5 – 5 cm, không có cuống và ôm lấy thân.

Hoa màu trắng vàng phân bố theo từng cụm, mọc thành thùy xim ngắn, dài khoảng 10 – 20 cm. Hoa cây hương có màu tím hoặc vàng nhạt. Khi còn là nụ hoa nhìn giống quả trứng.

Quả mọng, có màu xanh đen, tím hoặc đỏ tía. Trong trái có từ 1 đến 3 hạt hình quả trứng.

2. Thành phần hóa học cây Hương (bài)

Rễ cây hương bài chứa khoảng 2 – 3% tinh dầu. Tuy nhiên, đây là loại tinh dầu sánh, có độ sôi cao và tỷ trọng tương đương với nước nên chưng cất hơi nước chỉ có thể thu được khoảng 0.34 – < 1% tinh dầu.

Hương bài chứa nhiều thành phần tinh dầu nên mùi hương rất bền

Ưu điểm của tinh dầu hương bài là mùi quyện sánh, thơm và bền. Tinh dầu của cây hương bài có tính chất hơi khác tùy theo vùng trồng và hình thức chưng cất.

Trong thành phần tinh dầu của dược liệu này có chứa vetiron, vetiveron hoặc vetivon; rượu vetiverol và vetirol; axit benzoic, vetiven và các sesquitecpen. Năm 1940 – 1941, nghiên cứu của Perrotet và Peau Naves xác định được trong cây hương bài có tinh dầu vetiven, furfurol, vetivenol, ancol metylic, axit benzoic dạng este của vetivenol và các axit vetivenic.

3. Cây hương ở Việt Nam gọi là cây Hương Bài

Ở nước ta, cây hương thường mọc hoang ở các tỉnh phía bắc và bắc trung bộ: Thái Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh..

Ngày nay do khai thác từ tự nhiên quá mức dẫn tới nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, Người Việt theo tín ngưỡng đa thần và thờ gia tiên… nên cây hương dùng trong sản xuất hương trầm (nhang trầm) ngày càng nhiều nên nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, giá thành sản xuất cao nên ở một số tỉnh thành khác phải dùng nguyên liệu hóa chất để giảm giá thành. Đời sống người dân Việt Nam ngày càng nâng cao.  Người tiêu dùng ngày càng thông thái và có xu hướng sử dụng sản phẩm sạch từ thiên nhiên. Nên những năm gần đây người dân ở Nghệ An (vùng Thanh Chương), người ta đã trồng lấy giống và trồng thành cây công nghiệp để sản xuất hương trầm. Hương trầm xứ Nghệ đã nổi tiếng từ xưa cho tới nay và được nhiều người ưa chuộng.

Cây sống ở trong rừng, đất đồi, đất vườn, đất mùn… Sống được cả ngoài trời nắng và cả dưới bóng râm. Ở Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An người dân trồng xen canh. Như nhà ông Nguyễn Quang Hiếu trồng xen kẽ với cây Sim, cây trện, cây keo… Cây thường ở vùng Nghệ An thường nở bông vào mùa đông, sang mùa xuân một số còn ra bông và kết trái. Một số vùng khác thì cây nở hoa vào mùa hè khoảng tháng 6 tháng 7. Đến cuối mùa thu có thể thu hoạch, đào lấy thân rễ, mang rửa sạch, phơi khô dự trữ nguyên liệu làm hương.

Cây hương sử dụng để làm gì? Dược liệu trong cây Hương chữa bệnh gì và công dụng gì?

+ Làm thuốc nam (Nam dược);

+ Dược liệu;

+ Làm hương thắp (làm nhang);

+ Làm hương liệu;

+ Chiết xuất tinh dầu hương trầm; + Làm thuốc diệt chuột, dán, ruồi, muỗi và sâu bọ…

4. Tổng hợp tác dụng chữa bệnh của cây hương bài:

+ Chữa bệnh cảm;

+ Chữa bệnh Sốt, hạ sốt

+ Bệnh tiêu hóa;

+ Bệnh Gan

+ Bệnh Thận

+ Bệnh Thần kinh (An Thần)

+ Bệnh Mụn nhọt;

+ Bệnh Ghẻ lở;

+ Tinh dầu chiết xuất từ cây hương bài có tác dụng làm tăng trương lực;

+ Phụ nữ sau khi sinh đẻ;

+ Nấu nước xông hơi

+ Chữa bệnh mụn rộp mọc vòng (giời leo);

+ Lở loét;

+ Bệnh nấm da đầu, sưng mủ trên da;   

+…

5. Một số tác dụng và công dụng của cây hương

Dược liệu trong cây Hương chữa bệnh gì và công dụng gì?

Cây thuốc Nam (Nam dược của người Việt):

+ Trong dân gian chủ yếu dùng dược liệu cây hương ở dạng tán , xay giã thành bột nhuyễn để đắp lên da trị mụn nhọt.

+ Nấu nước từ rễ cây hương dùng để tắm trị ngứa ngãy, lở loét ngoài da và bệnh ghẻ. Do thảo dược có tính độc cao nên không dùng để sắc uống.

+ Nghề làm hương trầm của người Việt: Rễ cây hương phơi khô, xay nhỏ trộn với một số thảo mộc có hương thơm  khác làm hương thắp (Nhang), hương xông. Thay cho Trầm Hương vì mùi hương dễ chịu, tạo cảm giác thư giãn, khoan khoái, nhẹ người, an thần. Để làm Hương Trầm cao cấp thì phối cả cây rễ hương, trầm hương và một số thảo dược khác. Giá thành sẽ cao hơn Nhang làm từ bột gỗ và hóa chất. Xem thêm bài: Hương trầm xứ Nghệ.

+ Nấu nước làm dầu gội đầu thảo dược làm cho tóc mượt và thơm. Có thể kết hợp cây hương bài và quả bồ kết làm dầu gội đầu rất hiệu quả, tránh chấy rận…

+ Xay nhuyến và làm thành viên nén làm hương xông, đốt hoặc để nguyên. Với hương thơm tự nhiên nó có tác dụng xua đuổi sâu bọ, gián trong tủ sách, tủ quần áo, tủ bếp…

+ Người dân Nghệ An dùng cây rễ hương vắt lấy nước tẩm vào gọi, phơi khô rồi tẩm 2 đến 3 lần nữa, rang gạo cho thơm để làm thức ăn bẫy chuột. Cũng có khi người ta lấy dịch chiết ở lá và thân hương bài trộn cùng cơm rồi sao vàng, phơi khô để diệt chuột.

Ở một số nước khác:

+ Ở Ấn Độ: người dân thường dùng nước sắc rễ cây hương bài để chữa bệnh gan, hạ sốt.

+ Tại Malaysia:  phần rễ hương bài được nghiền thành bột mịn rồi làm ẩm và đắp trực tiếp lên bụng phụ nữ sau sinh; cây hương bài cũng được dùng để nấu nước xông, đốt lá hoặc rễ lấy tro rồi cho nước vào để tạo thành dạng bột dẻo sau đó đem chữa mụn rộp mọc vòng.

+ Người dân Nuven Caledoni: dùng lá cây hương bài đem giã nhuyễn để đắp sau đó băng gạc kín lại ở các vết lở loét. Một số nước khác dùng lá cây hương bài giã nát để đắp lên nốt mụn nhọt.

+ Người dân Thái Lan dùng rễ cây hương bài chữa bệnh thận.

+ Người dân Trung Quốc dùng lá cây hương bài đắp ngoài da chữa bệnh nấm da đầu, sưng mủ trên da,…

+ Một số tỉnh vùng Hoa Nam – Trung Quốc: làm thức ăn bẫy chuột.

+ Và một số vùng trên thế giới….

Theo khoa học hiện đại ngày nay:

+ Chiết xuất lấy tinh dầu: Rễ cây hương bài được chưng cất để lấy tinh dầu và dùng làm hương liệu trong sản xuất xà phòng vì giúp cố định những loại tinh dầu dễ bay hơi.

+ Rễ hương bài đem đi chưng cất lấy tinh dầu:  làm kem dưỡng, nước hoa,…

+ Làm tinh dầu Hương Trầm pha với nước tinh kiết cho vào máy khuếch tán tin dầu để xông nhà, văn phòng, spa.. tham khảo: Máy khuếch tán tinh dầu | Máy khuếch tán tinh dầu chính hãng

Lưu ý, cần phân biệt giữa cây hương bài và cây xạ can vì cây xạ can cũng được gọi là rẻ quạt và hai cây nhìn rất giống nhau. Tuy nhiên, xạ can là loại dược liệu có tác dụng tiêu đờm, trị ho.

Cây Xạ Can

BHK – BTV Thanh Xuan Online

Quý khách hàng có nhu cầu mua hàng chính hiệu từ  HƯƠNG TRẦM THẢO MỘC THIÊN HƯƠNG SH – 100% NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN  có thể liên hệ số điện thoại và zalo 0967 738 745 để được mua sản phẩm chính hãng, tránh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hoặc qua Fanpage facebook chính thức: Hương Trầm thảo mộc THIÊN HƯƠNG SH – 100% Nguyên liệu tự nhiên 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *