Bài vị thờ Gia Thần chuẩn của người Việt

Bài vị thờ Gia Thần chuẩn của người Việt

Bàn thờ và bài vị Gia Thần chuẩn của người Việt

(trích trong sách ĐVT)

Tác giả: BHK – Trí Khánh

Bài vị thờ Gia Thần chuẩn của người Việt

Ý nghĩa:

Người Việt cổ theo tín ngưỡng thờ đa Thần, cho nên người Việt Nam ngày nay thừa hưởng nền văn hóa của Tổ Tiên để lại. Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ người trồng cây…” tuy đơn giản nhưng mấy ai thấu hiểu. Tôi tuy tri thức còn hạn hẹp nhưng vì nền văn hóa gốc Việt ngày một bị lai căng đành phải thốt lên đôi điều muốn nhắn gởi cùng quý vị. Quý vị có thể nhận xét những điều tôi trình bày sau đây là sai, chưa đúng thì quý vị hãy sẵn lòng lượng thứ.

Tôi thật may mắn là được sinh ra ở xứ Nghệ, trong một gia đình thuần nông có truyền thống Nho Giáo. Cố nội, ông nội, bác và cha tôi đều thành thục việc cúng đơm theo truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt. Nên tôi đã tiếp cận các bài cúng gia thần và tham khảo các sách văn cúng gia tiên, văn khấn nôm mà các tác giả sưu tầm biên soạn chưa giải thích rõ ràng và các tài liệu khác mà tôi thu thập được, cộng với kiến thức hiểu biết của mình xin trình bày cùng quý vị.

1./ Hình tượng Âm Dương: đây là hình tượng âm dương của người Việt và cũng là phiên bản gốc đã được Tổ Tiên cất giấu rất tinh tế nhằm dấu người Tàu – Hán, Tổ tiên ta biết họ sẽ ăn cắp tri thức văn hóa Việt Tộc. Hình tượng âm dương Việt được cất dấu trong tranh Đông Hồ, bát hương, họa tiết khắc trổ trên các Đình, Đền cổ…

2./ Hình tượng Tiên Rồng, thể hiện tính âm dương và nguồn cội con cháu Rồng Tiên, con Lạc (Hạc) cháu Rồng…

3./ Hình bát quái: hình phía trên là Tiên Thiên bát Quái và phía dưới là Hậu Thiên bát Quái.

Hình Tiên Thiên chính là Cửu Huyền, tạo ra vũ trụ (nguồn cội của vạn vật trong vũ trụ) người Việt giọi nôm na là Cha Trời.  Hậu thiên được ví như quả địa cầu cho chúng ta dễ hiểu, con người và vạn vật sống trên trái đất này, người Việt hay giọi đó là Mẹ Đất. Chỉ có Tiếng Việt và người Việt mới giải thích rõ về Cửu Huyền mà thôi. Rùa (Quy) và Hạc là 2 linh vật có thật mà chúng ta đã thấy bằng mắt thường kết hợp với 2 linh vật Nghê và Lân (của người Việt) vô hình mà mắt thường chúng ta chưa nhìn thấy.

4. Năm câu có ý nghĩa sơ lược như sau:

BẢN GIA TÁO QUÂN

Táo Quân là vị Thần do Ngọc Hoàng Thượng Đế (cõi Trung Ương) tấn phong. Người Việt giọi là ngài Định Phúc Táo Quân. Người Việt cổ là cha đẻ của Kinh Dịch, để dấu kính không muốn cho người Tàu Hoa Hạ – Hán tộc biết rõ gốc nên tổ tiên ta giọi là Vua Bếp một bà vợ có hai ông chồng. Người Tàu họ tưởng thật nên họ bịa đặt ra câu chuyện Ông Táo mà nhiều người thường nghe nói hoặc được đọc trong các sách hay trên mạng internet… Bây giờ là thời kỳ công nghệ và tri thức toàn cầu nên nhiều tác giả là những người Việt yêu nước am hiểu triết học Đông Phương cũng đã giải mở một ít rồi. Táo Quân chính là Quẻ LY (9) trong Kinh Dịch – Hậu Thiên Bát Quái. Giờ đây thì người Việt sẽ tự trả lời tại sao lại có dân tộc Kinh rồi chữ (tôi sẽ viết trong bài khác). Quẻ LY có 3 hào, hào 1 dương, hào 2 âm ở giữa và hào 3 dương. Nên tổ tiên ta mới gọi là 2 ông (+) 1 bà (-). Quẻ Ly đại diện cho xứ nóng phương Nam mang tính ấm áp, và đại diện cho nóng: mặt trời, bếp lửa bằng củi, dầu, bếp điện… Gia đình nào còn nấu nướng, thổi cơm và cả gia đình thường xuyên cùng ăn cơm thì gia đình đó có Hạnh Phúc, gia đình ấm cúng, thuận hòa. Chữ BẢN GIA có nghĩa là trong cùng 1 ngôi nhà, TÁO QUÂN chính là vị Thần chứng thực cho gia đình đó có được hòa thuận, ấm cúng hay không? Mà ban Phúc Họa theo luật nhân quả của Trời Đất, vì thế mà ta hay giọi là ngài Định Phúc Táo Quân hay PHÚC LỘC THỌ. Đến đây quý vị sẽ thấy phong tục cổ truyền dân tộc Việt có mê tính dị đoan hay không? Xin thưa rằng đây là phong tục tốt đẹp cần phải bảo tồn và truyền thừa cho thế hệ con cháu mai sau tránh bị lai căng lẫn tạp với văn hóa khác. Mình cúng Táo Quân là cúng cho chính mình và gia đình đó ạ!

Cách thờ cúng cũng khác với người Tàu (Hán), người Tàu họ thờ trong bếp vì họ nghĩ đó là vua bếp nên chỉ thờ trong bếp mà thôi, ngày nay nhiều người Việt thờ trong bếp mà không hiểu ý nghĩa này, chính họ đang bị Hán Hóa về văn hóa. Còn người Việt vẫn giữ được cái gốc thì họ không thờ trong bếp. Tôi ở xứ Nghệ không biết quý vị ở xứ nào nhưng xứ tôi vẫn giữ truyền thống nguyên bản. Truyền thống nguyên bản của người Việt là thờ trên cao ở căn phòng chính (phòng khách) của ngôi nhà, người dân thường hay giọi là bàn thờ Ngũ tự gia Thần (5 vi tôn thần). Nhà nào chưa thờ Gia Tiên thì thờ chính giữa phía trong phòng chính (phòng khách). Bàn thờ Gia Thần còn giọi là bàn thờ Thổ Công, ông Công, ông Táo… Nhà nào mà có thờ Gia Tiên (Can, cố, ông bà, cha mẹ…) thì bàn thờ Gia Tiên ở giữa, bàn thờ Thần một bên trái hoặc phải tùy thiết kế từng nhà, nếu có Thờ Phật – Bồ tát thì cũng thờ một bên còn lại tạo nên không gian thờ cúng Phật – Thánh – Tiên – Thần. Thờ Táo Quân chung 1 bàn thờ Gia Thần. Nhìn tuy đơn giản nhưng vẫn quy nghi, tôn kính.

BẢN ĐỊA (Thổ Địa) THỔ CÔNG

Khác với Táo Quân, Những vị Thần này lại có thật vì truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ngày xưa những người đi khai hoang, chiêu dân lập ấp dựng nên làng xóm và một vùng xứ sở. Trong đó có những người tài đức, họ giúp dân nên khi họ mất đi những người ưu tú này được Ngọc Hoàng phong làm Thần, Bản Cảnh Thành Hoàn… hoặc được nhân dân suy phong làm Thần. những người thấp hơn thì làm vị Thần Đất của từng hộ gia đình nên gọi là ngài Bản Địa hay là ông Địa, còn những người ưu tú hơn thì thành vị Thần Thổ Công trông coi khu vực rộng lớn hơn. Bản địa, Thổ công cũng giống như mô hình quản lý cấp xã, huyện, tỉnh do cấp trung ương (Ngọc Hoàng) phân cấp. Chính vì đền ơn các bậc tiền nhân lập bàn thờ Bản địa – Thổ công là vậy. Vị Thần Bản Địa – Thổ Công thờ chung cùng với Táo Quân ở trên cao. Ngày nay nhiều người bị Hán hóa về văn hóa tâm linh nên họ thờ ở dưới đất, dân gian giọi là Am thờ ông Địa Thần Tài. Nhiều khi, tôi có hỏi nhiều người họ không giải thích được, luôn tiện đây tôi xin kể cho quý vị nghe vậy.

Ngày xưa bên Tàu những người buôn bán gắp các Sĩ Phu, những người buôn này hỏi thì không biết vô tình hay cố ý Sỹ Phu nói rằng “Làm ăn được thì thờ trên cao, làm ăn không được thờ trong am” vì thế mà người Tàu họ lập 1 cái Am để thờ dưới đất. Họ lấy 1 ông Bản Địa của người Việt chuyển thành ông Địa, còn 1 ông lấy trong Phúc Lộc Thọ là ông Lộc làm ông Thần Tài, sau đó làm 2 cái tượng để thờ. Còn người Việt gốc không dùng tượng mà chỉ dùng bài vị như ở phía trên vì có biết mặt mũi họ ra sao mà nhào nặn thành tượng. Vậy thử hỏi ai là người mê tín dị doan? Ai là người có khoa học văn hóa tâm linh? Xin quý vị cứ suy ngẫm.

TIÊN THÁNH TIÊN SƯ

Tiên là chỉ những người đi trước. Tiên chũng chỉ các vị Tiên và Tiên cũng chỉ Tổ Tiên… Người Việt gốc là những người theo Đạo Tu Tiên (Đạo Tiên Rồng), việc thờ cúng Tổ tiên, các vị Thần, Thánh, Tiên, Sư và những người thân đã mất… nằm trong Đạo Tiên Rồng.

Tiên Thánh chỉ các vị tiền nhân có công giúp nước, giúp dân, họ hành Đạo theo giống hạnh của Bồ Tát (bên Đạo Phật). Khi mất đi họ được suy tôn thành Thánh, thành Bản Cảnh Thành Hoàng… nhân dân ghi nhớ công lao nên lập bàn thờ.

Tiên Sư là những vị Thầy dạy chúng ta, ai chỉ dạy cho chúng ta theo quá khứ thì giọi là Tiên Sư. Những người trực tiếp chỉ dạy cho chúng ta để chúng ta có trí thức thì gọi là “Trí Hữu Sư”, bên cạnh đó còn có trí Vô Sư, không có thầy dạy trực tiếp, người thầy không nhìn thấy bằng mắt thường… thì giọi là “Trí Vô Sư”. Khi ở trong bụng mẹ và lúc mới chào đời cho đến 1 tháng, 1 năm vì muốn báo ơn những vị thầy vô hình này, phong tục cổ truyền của người Việt làm lễ cúng chẵn tháng, chẵn năm cúng 12 bà mụ và 3 ông thầy là vậy. Tại sao đứa trẻ đó đa phần học tiếng mẹ đẻ và nói tiếng mẹ đẻ theo từng thứ tiếng của mỗi dân tộc, quốc gia. Mặc dù chưa biết nói nhưng cha mẹ hay người nuôi bé, tiếp xúc và nói chuyện thường xuyên thì ngày một lớn lên bé sẽ nói tiếng nói đó. Có phải là các bé nhờ trí vô sư mà hấp thụ trí hữu sư?. Trí hữu sư là “Hiểu” thì “Biết” là trí vô sư. Chúng ta dễ nhận thấy nhất là các bậc tu hành chứng ngộ, các bậc nhà khoa học… tất cả chúng ta hầu như ai cũng có trí vô sư nhưng biết nhiều hay ít thì tùy theo từng người.

            LIỆT VỊ TÔN THẦN

Là các vị Thần khác mà ta chưa biết, Liệt Vị tức là liệt kê tất cả các Vị Thần, Tôn Thần tức là các  Vị Thần được Tôn Vinh. Vì người Việt thờ đa thần là vậy cũng vì sợ thiếu sót!

Tóm lại: Bài vị thờ Gia Thần chuẩn của người Việt

Nhờ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để giữ cái gốc, nên có các tên giọi khác nhau, Người Việt di cư đến đâu thì Tiếng Việt thay đổi âm giọng đến đó và cũng tùy theo thổ những từng vùng miền mà có giọng nói khác nhau nhưng vẫn luôn giữ được cái gốc. Đó cũng là nhờ hồn thiêng sông núi của đất nước. Từ nền văn hóa Hòa Bình lúc thì bắc tiến, lúc thì tây tiến, khi thì nam tiến làm cho phong tục tập quán có sự thay đổi để phù hợp với thực tế. Người vùng Thanh Nghệ Tĩnh cất giữ các bài cúng gốc theo phong tục cổ truyền của dân tộc, ngoài phía bắc ít nhiều cũng ảnh hưởng bởi Trung Quốc, miền nam ngày nay do nhiều người không am hiểu lịch sử nên cũng bị ảnh hưởng văn hóa thờ cúng của người Hoa. Ngày xưa cách đây hơn 300 năm người Việt di cư vào nam. Để bảo tồn văn hóa Việt thì các Chúa Nguyễn cho xây cất các ngôi Đình, Đền, Chùa… Phật Thầy Tây An thì triển khai Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương nhưng gốc thì vẫn giữ phong tục cổ truyền dân tộc, chỉ giọi bằng tên gọi khác mà thôi. Các bậc hậu bối sau theo phong trào cần vương, chống Pháp. Thay đổi thành Tứ Ân Hiếu Nghĩa, vậy tứ ân hiếu nghĩa là gì? Chỉ là tên gọi còn cái gốc từ miền bắc và miền trung. Tập hợp thành tứ ân cho ngắn gọn dân chúng dễ thực hành và bảo tồn. Đạo tứ ân (4 ơn): 1- Ơn đất nước; 2- Ơn Cửu huyền, thất tổ, ông bà cha mẹ…; 3- Ơn Thầy; 4- Ơn Đồng bào và nhân loại. Theo dọc từ Bắc Trung Nam nhìn chung nhiều người dân của 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ được phong tục tập quán của người Việt cổ./

Thanh Xuan online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *