Tết Táo Quân, Sự khác nhau về thờ cúng ông Táo của Việt Nam và Trung Quốc.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Quốc đều có phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo. Bên cạnh đó Triều Tiên (Bắc Triều Tiên Và Nam Triều Tiên – Hàn Quốc) cũng có tục lệ này. Ông Công, ông Táo được người dân xem là các vị Thần do đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Trời) giao phó việc cai quản nhân gian, cai quản mọi việc trong mỗi gia đình. Vì thế mà hằng năm vào ngày 23 tháng chạp thì về trời báo cáo với Ngọc Hoàng các việc tốt xấu, phúc họa… của mỗi nhà. Mặc dù có nhiều cái tương đồng nhưng mỗi nước đều có nhiều sự khác biệt.

Đây là sự khác biệt mà BVC – Văn hóa Bách Việt đã tổng hợp mong mọi người tham khảo và đóng góp:

Tranh cổ vẽ ông Công, ông Táo của người Việt (bên trái) và tranh của người Trung Quốc (bên phải)
Tết Táo QuânViệt NamTrung Quốc
Thời gianNgày 23 tháng tháng chạp hằng năm, người Việt tật bật sắm sửa các lễ vật để chuẩn bị cúng tiến ông Táo vễ trời. Tùy theo mỗi hộ gia đình mà có nhà thì bắt đầu cúng từ ngày 21 tháng chạp. Ngày 30 tết thì rước ông Táo mới xuống nhậm chức, nếu tháng thiếu thì ngày 29 tết.Người Trung Quốc thì cúng tiến đưa ông Táo vào ngày 23, 24, 25 tháng chạp và đón ông Táo vào ngày mùng 4 tháng giêng.  
Vị hiệu (Bài vị)Bản gia Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân. 
Tên đân gian thường gọiÔng Táo, Ngài Định Phúc Táo Quân, ông bà Vua Bếp, Thần Bếp… 
Hình ảnh tượng trưngXem hình phía trên
Tranh cổ vẽ ông Công, ông Táo của người Việt. Ảnh: Alarmy.
Tranh cổ vẽ ông Công, ông Táo củangười Trung Quốc Ảnh: Alarmy.
Vị trí thờ cúng và đặt đồ lễVị trí thờ cúng đặt tại gian chính của nhà nằm phí góc trái đặt trên cao thờ chung cùng với Thổ Công, Tiên Thánh, Tiên sư ngũ tự gia Thần. Cúng chung với bàn thờ Gia Tiên ở chính giữa.Một số gia đình sau này thì làm riêng 1 khám thờ tại gian bếp.Thường thì không có tranh (hình) hoặc tượng, chỉ có ở Huế là có tượng Táo quân (tùy theo quan niệm của mỗi hộ gia đình).Người Trung Quốc đặt lễ ngay trong nhà bếp, trước bức tranh hoặc tượng Táo quân dán trên bếp.
Phẩm vật cúng tế, đồ lễLễ vật cúng ông Công, ông Táo thường có bộ mũ ông Công ba cỗ (hai mũ đàn ông có cánh chuồn và một mũ đàn bà không có cánh chuồn) kèm quần áo gọi là xiêm cài áo mũ, hương, hoa (hoa vạn thọ), quả phẩm, trầu cau, rượu, nước lạnh, nước chè hoặc trà, cỗ mặn xôi gà, nem rán… hay cỗ mâm chay tùy theo mỗi gia đình. Khi hương cháy hết 2/3, người ta có thể đem hóa vàng.Để ông Táo về chầu trời,
người miền Bắc thường có cá chép hoặc cá vàng còn sống, thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng, người dân phóng sinh cá ra sông hồ.Người dân miền Trung có thể hóa thêm ngựa giấy. Do nơi đây thường ông Táo cúng chung 1 bàn thờ với Thổ Công, Tiên Thánh, Tiên Sư, Ngũ tự gia thần…và có nơi cúng chung với bàn thờ gia tiên nên có xôi gà và mâm cỗ cúng như cúng gia tiên. Người miền Nam chỉ cúng mũ, quần áo và cá chép giấy, bánh trôi nước, kẹo thèo lèo (giống người Hoa), những năm gần đây mới có thêm tục phóng sinh cá chép và nhiều gia đình ưa thích cúng hoa vạn thọ. Một số gia đình thì làm mâm cỗ mặn, cỗ chay…  
Người Trung Quốc chỉ đốt bức tranh ông Táo dán trong bếp hoặc lau rửa tượng ông Táo chứ không hóa quần áo hay ngựa, thả cá chép. Họ sẽ thay một bức tranh ông Táo mới sau khi hoàn tất lễ cúng.Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của Táo quân “ăn” để bay và chở ông lên trời.Ngày nay thì nhiều người Trung Quốc đã bỏ tục cúng ông Táo vì họ cảm thấy phiền phức và không thích hương khói.  
  
Sau khi cúng xong ngày lễ Táo QuânBắt đầu từ ngày 23 tháng chạp đến 29,30 Tết thì người Việt bắt đầu quét dọn vệ sinh nhà cửa, bàn thờ, đi tảo mộ mời Tiên Tổ và người thân đã mất về ăn Tết tại từ đường dòng họ và gia đình.Do đi tảo mộ trước tết nguyên đán nên sau tết thì tiết Thanh Minh không làm tảo mộ nữa mà chỉ có dân tộc Hoa họ vẫn giữ theo tục bên Ttrung Quốc mà thôi.Người Trung Quốc cũng quét dọn nhà cửa nhằm xua đổi xui xẻo, vứt bỏ những điều không cần thiết vì họ có quan niệm năm mới không quét dọn sợ mất đi những vận may, nên 3 ngày tết họ không quét nhà, vứt rác…Còn người Trung Quốc thường đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh sau tết nguyên đán.
Sự khác nhau của mâm cỗ cúng ông Công ông Táo giữa người Việt Nam (hình bên trái) và trung Quốc

Trí Khánh (tổng hợp)

Tư liệu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *