Pháp tu tập thoát khỏi khổ đau, bệnh tật, làm chủ bản thân và chấm dứt luân hồi

Pháp tu tập thoát khỏi khổ đau, bệnh tật, làm chủ bản thân và chấm dứt luân hồi

CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ

Người giảng dạy: Thầy Công

Ngày 07 tháng Giêng, năm Nhâm Dần

Mục đích: Thoát khỏi khổ đau, bệnh tật, làm chủ sinh già bệnh chết và chấm dứt luân hồi

Tứ diệu đế gồm có:

1. Khổ đế

2. Tập đế

3. Diệt đế

4. Đạo đế

1. Khổ đế là gì : khổ là khổ đau của con người. Đế là cái chân đế vững chắc.

2. Tập đế : Sự kết tập đau khổ và các hành động thiện ác của quá khứ , hiện tại đang kết tập và tương lai. Sự gom lại khổ đau ngày càng lớn.

3. Diệt đế: Diệt khổ đau đi

4. Đạo đế: Đạo là đường. Đường tu tập gồm có 8 phương pháp (bát chánh đạo)

  • Chánh kiến
  • Chánh tư duy
  • chánh ngữ
  • Chánh nghiệp
  • Chánh mạng
  • Chánh tinh tấn
  • Chánh niệm
  • Chánh định

Giải thích :

4.1/ Chánh kiến là chánh trực, kiến là thấy rõ như thật, nghe như thật, thấy rõ cụ thể, nghe cụ thể như thật. thấy cái chánh trực của mình.

4.2/ Chánh tư duy là suy nghĩ, suy ngẫm chánh trực.

4.3/ Chánh ngữ: không nói dối, không nói lời hai chiều, không nói lời hung dữ, nói năng phải ôn tồn, nhẹ nhàng, thoải mái nhất.

4.4/ Chánh nghiệp: không hành 6 nghề ác như:

– Không sát sinh,

– Không bán thịt sống, không bán thịt chín,

– Không mua dâm, không bán dâm, không buôn bán người,

– Không làm nghề săn bắn chài lưới,

– Không sản xuất rượu, không bán rượu và các chất kích thích,

– Không trộm cướp

4.5/ Chánh mạng: không dùng 6 nghề kia lấy thực phẩm nuôi cái mạng. Mạng của mình phải nuôi bằng các thực phẩm thanh tịnh.

4.6/ Chánh tinh tấn: cố gắng siêng năng tu tập

4.7/ Chánh niệm: niệm một hành động, Đức Phật tập tứ niệm xứ gồm có:

Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Quan sát trên 4 chỗ qua nhân quả và vô thường

  • Thân: là cơ thể con người “ Thân là cái bao da lủng hai đầu chứa toàn đồ hôi thối, bất tịnh”
  • Thọ là hưởng gồm có 3 ý : ­ Thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc
  • Thọ khổ là sự đau bệnh, nhức hết chỗ này chỗ kia, phiền não
  • Thọ lạc là sự êm ái, dịu dàng, mềm mại
  • Thọ không khổ không lạc là sự ức chế tâm.

Người tu thiền dễ rơi vào trường hợp này, đây là sự ức chế tâm

  • Tâm có 2 ý:
  • Tâm an
  • Tâm bất an
  • Pháp:  có chánh phápác pháp

Ác pháp có: Pháp thiện và Pháp ác

Pháp thiện thành ác mà không biết

VD: Chúng ta lo cho người thân là việc tốt nhưng lo quá, lo nhiều thành cái ác. Khi người thân đi xa tới giờ không về mình lo lắng -> điều tốt . Sự lo lắng làm cho mình phiền não -> pháp ác.

*****Cho nên không cái cái thân mình là pháp thiện.

Pháp thiện : tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Tắc ý “ Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”

+ Ngăn ác là suy nghĩ ác vừa chớm tác ý “ ác này ra khỏi thân này đi” tác ý 1 câu hít thở 5 hơi thuận theo tự nhiên.

+ Diệt ác pháp là suy nghĩ đã diễn ra từ 1 phút, 1 giờ, … có khi cả đời. phải tác ý “ hỡi cái ác này đi ra khỏi cái thân này đi”

+ Sanh thiện: làm tâm thanh thản, an lạc, vô sự

Tăng trưởng thiện pháp: tâm thanh thản được kéo đài 1 phút, 7 phút, 7 giờ, 7 ngày, 7 tháng, 7 năm … cả cuộc đời.

Nếu đạt được 7 giờ liên tục là đạt trạng thái niến bàn, là  trạng thái nước của chúa (chứng đắc đạt bậc Thánh).

4.8/ Chánh định là một phương pháp mình tự tu tập từ thấp lên cao

  • Sơ thiền
  • Nhị thiền
  • Tam thiền
  • Tứ thiền (tứ thánh định)

+ Muốn chứng sơ thiền: thì phải ly dục, ly ác pháp, ly bỏ ham muốn của chúng ta.

Dục là thích, sự ham muốn… ly bỏ ham muốn của chúng ta, khi ham muốn dược loại bỏ chúng ta sẽ gặp trạng thái vui, an lạc.

Ly ác pháp -> hỷ lạc sanh. trạng thái vui an lạc, hỷ lạch sanh

+ Muốn chứng nhị thiền: xả bỏ an lạc còn lại suy nghĩ, suy tư (tầm và tứ) và các niệm. Tầm là suy nghĩ, suy tư. Tư là suy nghịa chưa ra.

+ Muốn chứng tam thiền: xả bỏ tâm tứ sẽ có thần thông xuất hiện. Có tứ thần túc.

  • Tuệ như ý túc
  • Tinh tấn như ý túc
  • Khinh an như ý túc (đi nhẹ như bay)
  • Dục như ý túc

Có thần thông như: độn thổ, đi trên nước, bay lên trời….

+ Muốn chứng tứ thiền: tác ý “ dừng hơi thở lại

*Muốn chứng tam minh: xả bỏ tưởng thức (thần thông) tâm vô lậu (không đau khổ) thì tam minh xuất hiện

  • Túc mạng minh

Túc là đủ, thấy sáng, rõ

Minh là trong sáng, rõ ràng

Mạng là bổn mạng của hiện tại, bổn mạng của quá khứ, của tương lai, không những của mình, của người, của vạn vật, của chúng sinh.

  • Thiên nhãn minh : biết rõ cụ thể như thật, cho dù vật lớn nhất, nhỏ nhất của thế giới đều biết hết như thật

Vd: đức phật soi thấy vi trùng trong ly nước.

  • Lậu tận minh: con người từ đâu sinh ra và chết đi về đâu?

Con người từ nhân quả sinh ra và chết trở về với nhân quả.

Linh hồn không có, thế giới siêu hình không có. Con người có 5 phần

  • Sắc uẩn: là cơ thể là xác thân mình
  • Thọ uẩn: là xúc tiếp, tiếp xúc. Là thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc
  • Tưởng uẩn: là mơ màng là ảo giác là mộng mị…
  • Hành uẩn: là vận dộng của cơ thể (hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn…)
  • Thức uẩn: là ý thức, thấy rõ cụ thể như thật, mọi hành đông việc làm thiện hoặc ác của chúng ta đều được ghi kết tập trên không gian, không có trong cơ thể người, khi thân ngũ uẩn này chết 5 uẩn này tan rã không còn gì hết và chỉ còn cái tập nghiệp ghi ở không gian. Nó sẽ tương ưng với tập nghiệp + tinh cha + trứng của người mẹ hợp lại sinh ra (tạo ra) một đứa bé ra đời. thời gian trong một sắc la (một nháy mắt) -> không có linh hồn.
CHÂN LÝ TỨ DIỆU ĐẾ – Pháp tu tập thoát khỏi khổ đau, bệnh tật, làm chủ bản thân và chấm dứt luân hồi

Phần tiếp theo: THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ CẦN HỮU THÂN HÀNH NIỆM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *